Rau xanh giúp trị táo bón hiệu quả.

Rau xanh là thức ăn không thể thiếu ở trong cơ thể của mỗi con người. Bữa ăn hàng ngày đều có rau xanh nhưng ít ai biết được hết công dụng của rau xanh. Ngoài tác dụng cung cấp chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể thì rau xanh còn giúp trị táo bón vô cùng hiệu quả.
Thực phẩm trị táo bón

Các nguồn khác nhau của chất xơ nên được thử từng cái một. Các chất xơ nên được bắt đầu với liều thấp và tăng dần trong khoảng 1-2 tuần cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn là đi đại tiện dễ dàng hoặc không bị đầy hơi gây khó chịu. Nếu đầy hơi xảy ra, liều lượng chất xơ có thể giảm trong một vài tuần và sau đó thử với liều lượng cao hơn một lần nữa cho đến khi xác định được lượng chất xơ thỏa đáng thì sẽ chuyển sang loại chất xơ khác.

Cách tốt nhất để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn là gia tăng số lượng các loại trái cây và rau hàng ngày. Điều này có nghĩa là ăn tối thiểu năm loại trái cây và rau mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với nhiều người, bổ sung đủ lượng trái cây và rau quả để chống táo bón có thể là bất tiện lớn hoặc cung cấp không đáp ứng đầy đủ nhu cầu chống táo bón thì có thể bổ sung chế phẩm chất xơ hàm lượng cao ở dạng viên.

Dưới đây là một số thực phẩm để bổ sung vào chế độ ăn uống giúp điều trị táo bón:
 Rau xanh: rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, rau càng cua, lá sâm mồng tơi, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ…
 Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam quít, chuối, thơm, táo, lê…
 Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
 Ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức…

Uống nhiều nước:

Uống nước giúp bạn trị táo bón hiệu quả

Uống ít nhất 6 – 8 ly nước ấm mỗi ngày (khoảng 1500ml). Nếu không quen uống nhiều nước, nên uống nhiều lần trong ngày, có thể thay thế bằng cách uống các thức uống khác như sữa tươi, nước ép trái cây hoặc uống nhiều nước canh.

Trẻ em tuổi còn bú, ngoài các bữa ăn cần được uống thêm nước, tốt nhất là nước cam, chanh… Với trẻ em tuổi đi học, cần chú ý cho các cháu uống đủ nước. Người cao tuổi ngoài bữa ăn cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày; nếu sống ở những nơi khí hậu nóng có thể cần tới 2 lít nước/ ngày.
Người đang bị bệnh sau khi hết sốt thường bị táo bón, chậm hồi phục sức khỏe. Vì vậy, khi đang sốt, phải thường xuyên cho uống nước hoặc ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp, nước trái cây, thạch (rau câu), trái cây có nhiều nước như dưa hấu, lê, cam, quýt…

thay đổi lối sống

  Tập vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày, có thể đơn giản chỉ là đi bộ hàng ngày. Đối với những người bệnh phải nằm liệt giường, nên đỡ dậy ngồi đi cầu hoặc dìu đi đến nhà vệ sinh (nếu tình trạng bệnh cho phép) thì tốt hơn là dùng bô ngồi tại giường.

 Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm, lúc công năng đại tràng cao nhất. Có thể uống một cốc nước lạnh vào sáng sớm để tập gây phản xạ đi đại tiện. Người cao tuổi có thể tập xoa bóp vùng bụng dưới nhằm giúp tăng nhu động ruột.
 Tuyệt đối không được nhịn (nín) đi đại tiện.
 Ngoài ra nếu bạn không bổ sung được đầy đủ lượng rau xanh trong cơ thể bạn nên tham khảo nước diệp lục Klink , một thìa nước diệp lục tương đương nửa kg rau.

Không có nhận xét nào